Viêm đại tràng có nên uống sữa không là câu hỏi được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Hầu hết mọi người đều cho rằng nên tăng cường sữa vào trong chế độ ăn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất thiết yếu với mục đích giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Nhưng, thực tế cho thấy, việc uống sữa quá nhiều hoặc sử dụng loại sữa không thích hợp cho người bệnh viêm đại tràng có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.
1. Viêm đại tràng có nên uống sữa không?
Như đã biết, sữa là một nguồn dinh dưỡng tốt, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, cải thiện miễn dịch cũng như giúp cơ thể khỏi suy nhược, mệt mỏi. Về thắc mắc viêm đại tràng có nên uống sữa không, các chuyên gia khẳng định rằng, người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn có thể dùng sữa trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc lựa chọn và dùng sữa loại nào thì phải cân nhắc để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
2. Các loại sữa tốt cho người bệnh viêm đại tràng
2.1 Sữa chua
Nói đến các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhất là đường ruột thì sữa chua là thực phẩm hàng đầu phải nhắc đến. Sữa chua rất giàu vitamin, khoáng chất, canxi, kẽm, protein, sắt. Đồng thời, sữa chua còn chứa hảng tỷ lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp các lợi khuẩn phát triển tốt đồng thời hạn chế ngăn ngừa sự sinh sôi của các vi khuẩn, virus có hại.
Mặc dù sữa chua có tác dụng cải thiện các rối loạn đường ruột, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất nhưng người bệnh chỉ nên dùng với lượng nhất định, tốt nhất từ 1-2 hộp/ngày vào buổi tối. Tuyệt đối không nên lạm dụng vì sữa chua có tính acid có thể gây đầy hơi, khiến dạ dày khó chịu, làm các lợi khuẩn có trong sữa chua khó phát huy tác dụng.
2.2 Sữa đậu nành
Sữa thực vật không chứa lactose nên không gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của đại tràng và hệ tiêu hóa. Sức đậu nành là loại đồ uống phổ biến, dễ làm và an toàn cho người bệnh viêm đại tràng.
Lưu ý: Khi chế biến loại sữa này không nên cho đường vào để hạn chế tối đa chất ngọt gây nên tình trạng khó tiêu.
3. Các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật
Cũng giống sữa đậu nành, các loại sữa có nguồn gốc thực vật thường không chứa chất béo, hàm lượng đường thấp và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của đại tràng.
Không những thế, các loại sữa thực vật còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, sữa thực vật còn có ưu điểm giá thành rẻ hơn so với các loại sữa công thức, bổ sung năng lượng, nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên đồng thời hạn chế các triệu chứng táo bón, tiêu chảy.
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật phổ biến nhất hiện nay như: sữa mè đen, sữa yến mạch, sữa gạo, sữa non, sữa ngô, ….
4. Người bệnh viêm đại tràng nên uống sữa như thế nào?
Việc uống sữa để bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh cần nhiều lưu ý:
– Không nên dùng quá nhiều sữa thực vật, nên dùng 1-2 ly/ngày. Với sữa chua nên dùng 1-2 hộp/ngày.
– Nên sử dụng sữa nguyên chất, hạn chế thêm đường vì sẽ gây ra một số triệu chứng khó tiêu, đầy hơi
– Uống sữa khi còn ấm
– Không được uống sữa lúc đói
– Uống sữa vào buổi sáng sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.
Có thể thấy, người bệnh viêm đại tràng dùng sữa là điều cần thiết, tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa, tránh các loại sữa chứa nhiều đường lactose và chất béo. Bên cạnh dùng sữa, bệnh nhân viêm đại tràng cần kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để tình trạng được cải thiện hơn nhé.
>>> Liên kết hữu ích: Viêm đại tràng nên ăn rau gì