Tắc ruột khiến các chất trong ruột bị ứ đọng, tắc nghẽn lại thành một khối. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khoang bụng, thủng ruột, …
Tắc ruột là gì?
Tắc ruột là tình trạng các chất trong ruột bị ứ động lại và không di chuyển. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào của ruột từ ruột non tới ruột già
Tắc ruột được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:
- Tắc ruột cơ học bởi lý do thực thể dẫn đến tắc nghẽn như: Dính ruột, xoắn ruột, thoát vị và ung thư đại tràng, …
- Tắc ruột cơ năng do tổn thương thần kinh và sự suy giảm nhu động ruột. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh mới phẫu thuật.
Các dấu hiệu và triệu chứng tắc ruột là gì?
Các triệu chứng tắc ruột phổ biến, bao gồm:
Đau bụng, chướng bụng
Đây là triệu chứng tắc ruột được cảnh báo sớm nhất, người bệnh có thể bị đau từng cơn, đột ngột hoặc dữ dội rồi giảm dần, khoảng 2-3 phút sau lại xuất hiện các cơn đau khác. Ban đầu cơn đau bụng ở người bệnh tắc ruột chỉ khu trú ở một vùng bụng, sau đó mới lan tỏa ra toàn vùng bụng.
Buồn nôn và nôn liên tục
Triệu chứng này rất hay gặp, gần như bệnh nhân nào cũng gặp phải, có nhiều người không bị nôn mà chỉ buồn nôn. Nếu xuất hiện nôn thì có thể kèm theo các cơn đau, người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi sau đó nôn ra nước mật, dịch tiêu hóa và phân.
Bí trung tiện, đại tiện
Đây là triệu chứng khá quan trọng, chứng tỏ sự bí tắc hoàn toàn các chất trong lòng ruột của người bệnh. Nhưng, dấu hiệu bí trung tiện, đại tiện có thể xảy ra muộn bởi thời gian đầu bị tắ ruột thì ruột vấn còn có bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra ngoài, đến khi hơi và các chất chỗ bị tắc không xuống được nữa thì người bệnh mới có triệu chứng bí trung tiện, đại tiện.
Bụng căng, gõ vang
Bệnh nhân bị tắc ruột mà gầy thì thành bụng mỏng và sờ thì có thể thấy quai ruột nổi hằn lên thành bụng, khi chiếu sáng vào bụng thì có thể nhìn thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò bên dưới da bụng.
Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị tắc ruột, nhất là sau khi trải qua phẫu thuật. Hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé.
Nguyên nhân gây tắc ruột
Các nguyên nhân gây tắc ruột được chia làm 2 nhóm, đó là:
Tắc do tác nhân cơ học
- Dính ruột hình thành sau khi phẫu thuật
- Tắc nghẽn do vật thể lạ như: Bã thức ăn, búi tóc, búi giun, …
- Sỏi mật (nguyên nhân này khá hiếm gặp)
- Thoát vị bẹn
- Khối phân bị nén chặt trong đường ruột
- Lồng ruột
- Khối u chặn đường ruột hoặc đè vào ruột
- Xoắn ruột
- Ung thư đại tràng
- Bệnh viêm ruột
- Viêm túi thừa
Tắc ruột do các vấn đề liên quan đến thần kinh và khả năng co bóp của cơ
- Thưởng xảy ra sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc làm chậm nhu động ruột, liệt ruột.
- Bệnh Parkinson, ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh ở ruột
- Nhiễm trùng ruột
Trường hợp này, ruột không thực sự bị tắc nghẽn mà chính xác là chúng không có bóp nhịp nhàng như bình thường. Từ đó, thức ăn di chuyển chậm hoặc không được đẩy đi qua đường tiêu hóa dưới và gây tắc ruột.
Nguy cơ mắc bệnh tắc ruột
Tắc ruột là bệnh lý khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Chúng ta có thể tầm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc ruột:
- Để mà nói, có rất nhiều yếu tố gây mắc bệnh tắc ruột, nhưng Đại Tràng HG sẽ đưa sẽ những yếu tố phổ biến nhất:
- Phẫu thuật ổ bụng, nhiễm trùng hoặc chấn thương
- Tiền sử mắc bệnh tắc ruột
- Mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali và cansi
- Có tổn thương đường ruột hoặc tổn thương trong quá khứ
- Bệnh Crohn
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm túi thừa
- Đã từng thực hiện chiếu xạ tại hoặc gần vùng bụng
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Sụt cân nhanh
- Lão hóa
Qua thông tin trên, chúng tôi tin rằng mọi người đã nắm được cơ bản về bệnh lý tắc ruột là gì? Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào hoặc nghi ngờ bị tắc ruột, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và can thiệp kịp thời.
Tham khảo thêm: