Phình đại tràng là gì?
Phình đại tràng là hiện tượng khi đại tràng xích ma có dấu hiệu bị giãn ra dẫn tới giảm nhu động ruột khiến chất thải và phân trọng ruột bị ứ trệ. Căn bệnh này thường liên quan đến đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, những đoạn ruột khác vẫn hoạt động bình thường và không có dấu hiệu bị tổn thương hay rối loạn tiêu hóa. Người bệnh phình đại tràng vẫn ăn uống bình thường, hấp thu chất dinh dưỡng nhưng việc đi tiêu sẽ gặp một số khó khăn, thậm chí gặp phải tình trạng táo bón kinh niên.
Nguyên nhân phình đại tràng
Có 2 nguyên nhân chính gây nên phình đại tràng đó là:
Phình đại tràng do bẩm sinh (vô hạch đại tràng bẩm sinh)
Xảy ra ở những trẻ không có hạch thần kinh ruột từ mới chào đòi. Phần đại tràng không có hạch thần kinh sẽ không thể co bóp để đào thải phân ra ngoài dẫn đến tình trạng ứ động gây phình to đại tràng.
Các nguyên nhân thứ phát
Ngoài nguyên nhân do bẩm sinh, phình đại tràng cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân thứ phát sau:
- Nhiễm độc đại tràng: Do dung nạp những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến đại tràng bị nhiễm độc và không thể thực hiện tốt chức năng đào thải phâm. Do đó, phân bị ứ động gây phình to đại tràng.
- Sử dụng thuốc: Dùng các loại thuốc như morphine, codein, risperidone trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là giãn đại tràng.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như: viêm đại tràng, viêm ruột, suy giáp gây phù niêm mạc hay bệnh Chagas đều có nguy cơ giãn đại tràng.
Triệu chứng bệnh phình đại tràng
Biểu hiện của phình đại tràng ở sẽ tùy thuốc vào mức độ phân tích tụ trong ruột và độ giãn của đại tràng. Thường thì có 4 dấu hiệu sau đây:
Đại tiện thưa và ít
Người bình thường sẽ đi đại tiện 1 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể quá lớn thì có thể đi đại tiện 2 lần/ngày. Dấu hiệu mà người bị phình đại tràng gặp phải không phải là đi đại tiện quá nhiều mà là số lần đi đại tiện ít hơn.
Khởi đầu, người bệnh đi 1 lần/ngày, càng về sau số lần sẽ giảm và thưa hơn khoảng 1,5 ngày/lần hoặc 2 ngày/lần. Hầu hết mọi người nghi ngờ đây là hiện tượng táo bón, chỉ cần uống thuốc và uống nhiều nước là hết. Nhưng họ đã nhầm, chính vì sự nhầm tưởng này lại càng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Qua thời gian dài, số lần đi đại tiện lại càng trở nên thưa dần, thậm chí là 3-4-5 ngày/lần.
Nhiễm độc
Khi phân bị tích tụ, ứ đọng quá lâu trong ruột sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc vì các chất độc như CO2, H2S, SO2, … đều được đại tràng xích mà tái hấp thụ vào cơ thể trở lại. Lúc này, triệu chứng rõ rệt nhất là bệnh đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chậm chạp, học hành, sa sút, mất tập trung, ngủ ít và thường xuyên cáu gắt, …
Chán ăn
Đây là biểu hiện trong giai đoạn cuối của bệnh phình đại tràng. Ở giai đoạn khởi phát người bệnh đi đại tiện ít vẫn còn chưa nổi rõ nên vẫn ăn được. Càng về sau khi mà lượng phân tích tụ trong cơ thể càng nhiều thì người bệnh sẽ cảm thấy sợ đồ ăn và không muốn ăn bất cứ thứ gì.
Bởi lẽ, càng ăn thêm nhiều thức ăn sẽ càng làm cho bụng trở nên nặng nề hơn, phần ứ đọng nhiều khiến cơ thể bị mệt mỏi. Hầu hết người bị bệnh trong khoảng thời gian này đều thấy rằng: khi càng ăn ít thì bụng càng cảm thấy thoải mái hơn.
Thiếu máu
Biểu hiện này phát hiện khi bệnh phình đại tràng đã ở giai đoạn năng. Cơ thể bị nhiễm độc, không có chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu.
Lời kết
Hy vọng những thông tin ít ỏi trên đây đã giúp độc giả hiểu hơn về bệnh lý phình đại tràng. Để kiểm soát tốt bệnh lý này, cần chú ý tới các triệu chứng báo hiệu vấn đề ở đường tiêu hóa và chủ động đi khám. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được những phiền toái và ảnh hưởng sức khỏe không mong muốn.