Nhiễm trùng đường tiêu hóa (đường ruột) là bệnh rất dễ gặp ở nhiều đối tượn khác nhau. Bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng do nôn mửa và tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây, Đại Tràng HG xin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lý này.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì?
Là tình trạng tiêu chảy dạy phân nước hoặc nhầy và diễn ra liên tục trong vài ngày. Đây là bệnh tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây nên với biểu hiện phổ biến là đau quạn bụng, tiêu chảy ra nước, nôn mử nhiều lần, …. Thậm chí có trí có nhầy máu và có thể kèm theo sốt.
Bệnh nhiễm trùng đường ruột lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm hoặc nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu ruột
Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn
E coli: Chủng E colo o157:H7 có thể tiết ta độc tố gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Loại vi khuẩn này thường lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm tiếp xúc với động vật.
Salmonella: Nhiễm khuẩn này thường do ăn thịt gia cầm, trứng sống hoặc đồ ăn, nước ống chưa sôi kỹ gây nhiễm trùng đường ruột, cũng có thể do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu hoặc sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường ruột do virus
Norovirus: Virus này xuất hiện trong các loại thực phẩm bị ô nhiễm, loại virus này cũng có thể lây lan từ người sang người.
Rotavirus: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em. Trẻ thường nhiễm bệnh khi chạm vào đồ vật bị nhiễm virus sau đó cho ngón tay vào miệng.
Nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng
Glardia: Thường gặp ở trẻ em
Cryptoridium: Loại ký sinh trùng này gây ảnh hưởng đến đường ruột và hệ hô hấp. Từ đó làm suy giảm miễn dịch dễn đến tiêu chảy kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường ruột
Để biết được mình có bị nhiễm trùng đường ruột hay không thì có thể dưa vào 1 số dấu hiệu sau đây:
- Chán ăn
- Đau bụng, buồn nôn
- Hội chứng ruột kích thích
- Tiêu chảy
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Nghiễn răng
- Nhức đầu
- Nóng và ngứa da
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột
Bệnh lý này khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên thường có nguy cơ mắc bẹnh cao hơn người trưởng thành
Người cao tuổi: Hệ miễn dịch của người cao tuổi thường xuy yếu nên dễ bị tổn thường khi gặp phải virus, vi khuẩn.
Những người sống ở khu tập thể không đảm bảo vệ sinh: Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus lây lan.
Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa
Đa phần những bệnh nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus với biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy đều có khả năng tự biến mất hoặc không cần điều trị. Việc mà người bệnh cần phải thực hiện ngay trong lúc này là đảm bảo cung cấp đủ nước trong cơ thể.
Trường hợp cơ thể mất quá nhiều nước, cần đưa đến cơ sở y tế để dược truyền nước do bị mất trong lúc người bệnh bị tiêu chảy hoặc lúc cơ thể bị nôn, sốt.
Nếu tình trạng không thuyên giảm, người bệnh sẽ phải làm 1 số xét nghiệm. Thông thường, người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra sẽ được xét nghiệm mẫu phân để có hướng điều trị chuẩn.
Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng, người bệnh có khả năng sẽ phải nằm viện để truyền điều trị. Thường thì sẽ mất 1-3 tuần để cơ thể được hồi phục lại.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột bằng cách nào?
Để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ tay để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng.
- Cung cấp nhiều nước để phòng tránh nhiễm trùng.
- Không được dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Khử trùng, sát khuẩn những nguồn dễ lây bệnh.
- Ăn chín uống sôi, nguồn nước sinh hoạt phải đảm bảo sạch.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ bình luận phía dưới để được tư vấn nhé.