Ở bài viết dưới đây, các chuyên gia y học sẽ giải đáp câu hỏi: Khi nào cần nội soi đại tràng?
Để phát hiện được những bất thường trên bề mặt niêm mạc thì nội soi đại tràng là phương pháp tối ưu nhất đang được sử dụng tại các bệnh viện hiện nay.
Trước khi tìm hiểu, chúng ta cần phải hiểu về kỹ thuật nội soi đại tràng
Phương pháp nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng một ống mềm (ống soi ruột kết) để đưa vào hậu môn và đi qua trực tràng để nó có thể quan sát rõ bên trong ruột già. Ống nội soi sẽ truyền lại hình ảnh đến màn hình để bác sĩ có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh.
Ống roi ruột kết có độ dày bằng một nửa dây điện, chiều dài khoảng 120 – 180 cm. Có camera và đèn chiếu sáng để xem chi tiết ruột. Ống được thiết kế với chất liệu mềm dẻo và có thể xoay quanh các đường cong, cho phép nó đi xuyên suốt chiều dài của ruột kết
Khi nào cần nội soi đại tràng
Phương pháp nội soi đại tràng được sử dụng trong những trường hợp sau đây
Khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa dưới
- Bệnh lý viêm loét liên quan đến đường tiêu hóa
- Các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không rõ nguyên nhân
- Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng có nguy cơ cao: đa poly đại tràng, đại tràng gia đình, theo dõi sau cắt poly đại tràng, sau cắt đoạn ruột điều trị đại tràng, viêm loét trực đại tràng.
- Xác định các tổn thương hẹp đại tràng
- Khi có bất thường khi chụp X quang khung đại tràng nhưng chưa xác định được
Nội soi đại tràng khi có các vấn đề cần can thiệp
- Cắt poly đại trang qua nội soi
- Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn, …)
- Cầm máu một số tổn thương như: Loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống poly sau cắt poly + lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
- Trường hợp chẩn đoán đã chính xác bệnh như: viêm, loét hay u đại tràng thì người bệnh vẫn được chỉ định nội soi đại tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm vi trùng hoặc ung thư.
Độ tuổi nào cần tầm soát ung thư?
Các chuyên gia chia làm các nhóm nguy cơ để chỉ định tầm soát ung thư đại tràng sau đây:
Nhóm nguy cơ trung bình
Những người trên 40-50 tuổi không có triệu chứng hoặc tiền sử có người bị ung thư không thuộc huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh chị em ruột) thì nên xét nghiệm máu ẩn trong phân hàng năm và nội soi đại tràng 10 năm/lần
Nhóm nguy cơ cao
Có một người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đại tràng hoặc từ 2 người thân huyết thống bị ung thư thì nên nội soi đại tràng 3 năm/lần.
Tiền sử bản thân bị polyp đại trực tràng: Nội soi 1 năm sau cắt polyp
Tiển sử bản thân bị ung thư đại trực tràng: Nội soi 1 năm sau phẫu thuật
Tiền sử bản thân bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung: Nội soi 1 năm sau phẫu thuật.
Nhóm nguy cơ rất cao
Tiền sử gia đình có người bị đa polyp đại tràng
Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng không đa poly: 2 năm/lần
Người bệnh bị viêm loét đại tràng vô căn
Trường hợp nào không được phép nội soi đại tràng
Dưới đây là các trường hợp tuyệt đối không được nội soi đại tràng:
- Người có bệnh tim, bệnh phổi hoặc chức năng phổi không bình thường
- Người cao huyết áp, người thiếu máu não, người có bệnh động mạch vành
- Người bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng
- Người bệnh viêm đường tiêu hóa do trúng dộc cấp tính, viêm màng bụng, viêm loét kết trang do trúng độc
- Xuất huyết cấp tính phía dưới đường tiêu hóa, tụ huyết quá nhiều ở đường ruột gây trở ngại cho việc quan sát
- Người mới phẫu thuật đường ruột trong thời kỳ gần đây hoặc người mới sử dụng phóng xạ vùng ỏ bụng và vùng khoang chậu trong thời gian gần đây.
- Người đã phẫu thuật hoặc bị viêm do phẫu thuật và chứng viêm làm dính niêm mạc hoặc ruột có chỗ bị cứng.
- Trong ruột có chỗ bị co thắt, người bị hẹp hậu môn và xung quanh hậu môn bị viêm cấp tính
Tham khảo thêm: