Hệ tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể hấp thụ được. Bài viết dưới đây, Đại Tràng HG sẽ giúp bạn hiểu được hệ tiêu hóa là gì, hoạt động như thế nào và cách để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đừng bỏ lỡ nhé!
Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là một hệ thống gồm nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng phá vỡ những cấu trúc và hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để sử dụng cho hoạt động sống hàng ngày của con người.
Hệ tiêu hóa bao gồm những cơ quan nào?
Hệ tiêu hóa được chia làm 2 phần chính đó là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Ống tiêu hóa bao gồm:
- Cổ họng
- Thực quản
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột giá (đại tràng)
- Trực tràng
- Hậu môn
Tuyến tiêu hóa bao gồm:
- Tuyến nước bọt
- Tuyến tiêu hóa tụy, gan và mật
Chức năng của hệ tiêu hóa
Chức năng của hệ tiêu hóa bao gồm: Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, miễn dịch và thải độc.
Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng
Chức năng đầu tiên của hệ tiêu hóa là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Quá trình này mất thời gian khá dài bổi thức ăn sẽ lần lượt đi qua nhiều cơ quan của hệ tiêu hóa
Chức năng miễn dịch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ tiêu hóa quyết định tới 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể, có đến 95% vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Chức năng thải độc
Lớp niêm mạc đường ruột có đến 30 triệu nhung mao. Dưới lớp nhung mao này là các vi nhung mao với khoảng 40 – 50 mét xuông bề mặt, nhung mao cùng với các vi khuẩn đường ruột tạo thành lớp màng lọc.
Lớp màng này chỉ cho các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đi qua, cản các vi khuẩn có hại và chất dộc lại để thải ra ngoài cơ thể.
Làm thế nào để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh – lời khuyên từ chuyên gia
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và stress. Bởi lẽ, stress kéo dài sẽ làm gia tăng khả năng mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy và táo bón
Hạn chế làm việc quá sức
Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Thực đơn lành mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên dung nạp nhiều chất xơ bởi nó thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể
Uống đủ nước từ 1,5 – 2l nước/ngày
Nên ăn chậm, nhai kỹ sẽ thúc đẩy sản xuất enzyme tiêu hóa đồng thời tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
Tránh ăn đêm và ngủ ngay sau khi ăn
Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
Tạo thói quen tập luyện hợp lý
Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn là một trong những phương pháp để có hệ tiê hóa tốt. Bạn có thể tham khảo các môn thể thao như: bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, … giúp tăng tốc độ vận chuyển của đường ruột, giảm các chất gây viêm cho cơ thể và gia tăng quá trình trao đổi chất.
Thiết lập được một nền tảng cơ thể khỏe mạnh và giúp chống lại mọi bệnh tật.
Tạm kết
Có thể thấy rằng, hệ tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Quá trình tiêu hóa là một quá trình dài và phức tạp, cần có sự tham gia cũng như phối hợp nhuần nhuyễn từ nhiều cơ quan với nhau. Bất kỳ một có quan nào trong hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề thì đều ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào của đường tiêu hóa như ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đi ngoài nhiều lần, tiêu phân có đàm máu, hoặc vàng da, ngứa da, sụt cân không rõ nguyên nhân …bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị sớm nhất.