Lá cây khổ sâm là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh đại tràng và được sử dụng nhiều trong dân gian. Vậy dùng lá khổ sâm như thế nào để mang lại hiệu quả, hãy theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời nhé!
Tác dụng của lá cây khổ sâm
Tác dụng nổi bật của lá khổ sâm là điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Cây thuốc cũng là 1 vị thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng rất hiệu quả – vị thuốc mà người bệnh không nên bỏ qua.
Lá khổ sâm có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau và chống dị ứng. Hỗ trợ cải thiện các vấn đề ở hệ tim mạch như gia tăng lưu lượng máu động mạch vàng, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và hạn chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Lá cây khổ sâm còn có thể giúp long đờm, bổ phế ở những người bệnh ho dai dẳng, ho có đờm và làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
Nước được sắc từ khá khổ sâm có tính kháng khuẩn cao với tác dụng ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B và một số bệnh nấm ngoài da.
Các bài thuốc từ lá cây khổ sâm
Bài thuốc điều trị viêm đại tràng, đường ruột
Chuẩn bị:
- 20g lá cây khổ sâm
- 20g cỏ lào khô
- 25g bạch truật
Cách thực hiện
Cho tất cả các dược liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 -2 lít nước.
Nước sắc được dùng để uống trong ngày
Bài thuốc điều trị lỵ, đau bụng đi ngoài
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khổ sâm
- Cỏ sữa là nhỏ
- Lá mơ lông
Cách thực hiện
Đem thang thuốc sắc lấy nước uống hàng ngày
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Chuẩn bị:
- Lá khôi: 50g
- Lá cây khổ sâm: 12g
- Lá bồ công anh: 12g
Cách thực hiện:
Sắc các dược liệu trên với 600ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi nước đặc lại còn khoảng 200ml nước.
Tiếp theo, lọc bỏ bã lấy nước uống 2-3 lần/ngày.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính
Chuẩn bị:
- Lá khổ sâm
- Chè dây
- Vân mộc hương
- Nam mộc hương
- Thương truật
- Hậu phác
Cách thực hiện:
Đem thang thuốc sắc với 1.5l nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn chừng 300ml. Lọc bỏ bã, lấy nước uống để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bài thuốc chữa đau bụng, khó tiêu sau ăn no
Chuẩn bị:
- Lá khổ sâm: 20g
- Dây ngấy hương hơi khô: 20g
Cách thực hiện:
Đem dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc. Lấy nước uống hàng ngày, nếu vị khó uống thì bạn có thể cho thêm gừng để dễ uống hơn.
Bài thuốc chữa ho
Chuẩn bị:
- Lá khổ sâm
- Lộ phong phòng
- Chích thảo
Cách thực hiện:
Sắc lấy nước uống và uống 1 lần/ngày
Những lưu ý khi sử dụng lá cây khổ sâm
Loại dược liệu nào khi sử dụng cũng đề có những vấn đề cần lưu ý và lá khổ sâm cũng không ngoại lệ. Dưới đây là 1 số vấn đề nhỏ mà người bệnh cần lưu ý:
- Không sử dụng lá khổ sâm cho người bị suy nhược, táo bón và bệnh nhân tỳ vị hư hàn
- Việc làm dụng vào lá khổ sâm có thể gây buồn nôn, nhức đầu.
- Tránh nhầm lẫn khổ sâm cho lá và khổ sâm cho hạt (tên gọi khác: sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột) và khổ sâm cho rễ (tên gọi khác: dã hòa, khổ cố).
- Trường hợp đau bụng nhẹ có thể dùng ngon khổ sâm non, đem rửa sạch kèm thêm ít muối và nhai sống. Nuốt cả bã sẽ thấy bụng êm và giảm tình trạng đi lỏng.
Ngoài các bài thuốc lá cây khổ sâm chữa đau dạ dày, chữa viêm đại tràng, chữa ho, chữa đau bụng, chữa kiết lỵ, … thì khổ sâm còn có thể điều trị vẩy nến, nổi mẩn ngứa. Chúng tôi sẽ cập nhật các bài thuốc ở bài tiếp theo, mọi người nhớ theo dõi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích và mới nhất nhé.