Là khôi tía là dược liệu quý trong đông y, được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc. Vậy, lá khôi có tác dụng gì, sử dụng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ gửi tới quý độc giả những thông tin cần thiết về dược liệu này.
Những thông tin cơ bản về lá khôi tía
- Tên dược liệu: Lá khôi
- Tên gọi khác: Lá khôi tía, lá khôi nhung, …
- Tên gọi theo khoa học: Ardisia silvestris Ptard
- Thuộc họ: Myrsinaceae
Lá khôi (khôi tía) là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị nhiều bệnh.
Là khôi tía có tính hàn, vị chua, có tác dụng bình can, giảm can khí uất – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh về đại tràng. Vì vậy, mà lá khôi tía được xem như vị thuốc chữa bệnh đại tràng hiệu quả trong dân gian.
Các chuyên gia y học cho biết, lá khôi tía có thành phần chính là Tanin và Glycosid. Đây là những chất có tác dụng chống viêm, làm liền vết sẹo, hạn chế sự gia tăng của axit dạ dày. Nhờ vậy mà lá khôi tía có thể đặc trị hiệu quả các triệu chứng ợ chua, đau nóng rát vùng thượng vị dạ dày tá tràng đồng thời kích thích dạ dày lên non, liền sẹo giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu.
Những bài thuốc dược liệu từ lá khôi
Dưới đây là các bài thuốc từ lá khôi mà nhiều người bệnh có thể áp dụng.
Bài thuốc lá khôi chữa đau dạ dày
Chuẩn bị:
20gr lá khôi tươi hoặc khô
Nước sạch
Cách thực hiện:
Lá khôi đem rửa sạch và để rao nước
Sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ, cho dược liệu vào cùng khoảng 600mk nước
Đun sôi thuốc và cho nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 20 phút nữa để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt.
Lọc bỏ phần bã lá khôi, nước thu được để uống trong ngày.
Bài thuốc lá khôi chữa đại tràng, loét dạ dày
Chuẩn bị:
12gr nhân trần
12gr bồ công anh
10gr chút chít
12gr khổ sâm
10gr lá khối
Cách thực hiện:
Sơ chế sạch sẽ tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng
Tán nhỏ các nguyên liệu trên thành bột mịn và bảo quản trong lọ kin để dùng dần
Mỗi ngày dùng 1-2 thìa café pha cùng với nước sôi để nguội và sử dụng trước bữa ăn 30’
Bài thuốc lá khôi chữa trào ngược dạ dày
Chuẩn bị:
60gr lá khôi tía
12gr khổ sâm
40gr bồ công anh
20gr cam thảo dây
Cách thực hiện
Sắc hỗn hợp các vị thuocs trên với 1,5 lít nước; để sôi trong vòng 20 phút thì tắt bếp.
Uống nước sắc này 3 lần/ngày trước khi ăn
Bài thuốc là khôi tía chữa ợ hơi, ợ chua và chướng bụng
Chuẩn bị:
Bồ công anh: 20gr
Khổ sâm: 16gr
Cam thảo nam: 16gr
Lá khôi: 20g
Hậu phác: 8g
Hương phụ: 8g
Uất kim: 8g
Cách thực hiện:
Đem các dược liệu trên đi sắc để lấy nước uống và uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng lá khôi để điều trị bệnh
Trong quá trình nghiên cứu về lá khôi trong điều trị bệnh, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng nếu sử dụng đúng và đủ liểu lượng thì sẽ đạt kết quả tốt. Nếu làm dụng dùng lá khôi hơn 250g/ngày thì cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, da tái xanh, làm giả sự co bóp của tim, tim đậm chập, ….
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng lá khôi chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những thông tin sau đây:
- Lựa chọn lá khôi tươi, không bị sâu và sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng
- Mua là khôi tại các nhà thuốc hoặc cơ sở phân phối dược liệu uy tín.
- Các bài thuốc dân gian với lá khôi có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa phát triển nghiêm trọng.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của thấy thuốc, không nên làm dụng vì có thể gây phản tác dụng.
- Trong quá trình điều trị cần kiêng rượu, bia, thuốc lá.
- Cần duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu lá khôi tía – thảo được có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh đại tràng, dạ dày. Dù lá khôi sở hữu hàng loạt những lợi ích với sức khỏe con người nhưng cũng không nên lạm dụng nhé !
>>> Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông