Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc khi nhắc tới dịch vị dạ dày. Do đó, Đại Hàng HG quyết định thông tin về dịch vụ ở bài viết này nhằm giúp mọi người hiểu và nắm rõ thông tin hơn.
Dịch vị là gì?
Dịch vị là một hỗ hợp các chất trong dạ dày do tuyến vị tiết ra. Trung bình mỗi ngày dạ dày sẽ bài tiết khoảng 1 đến 2,5 lít dịch vị.
Dịch vị là một chất lỏng không màu và có kết cấu hơi sánh, thành phần chính là acid cholorhydtic và enzyme pepsin.
- Acid chlorhydric: Giúp kháng lại các vi sinh vật ngăn ngừa nhiễm trùng và đóng vai trò quan trọng để tiêu hóa thức ăn.
- Enzyme pepsin: Giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các chuỗi liên kết peptitde dài, liên tục, không phân nhánh để tiêu hủy tốt hơn
Đặc tính của dịch vị
Dịch vị có một số đặc tính chung sau đây:
- Màu sắc: Dịch vị có dạng trong suốt và không màu. Một số trường hợp dịch vị có màu đỏ như máu thì là do chấn thương, xuất huyết, ung thư dạ dày, …. Nếu có màu nâu đen như bã cà phê thì có thể do vấn đề ở mật.
- Mùi: Dịch vị bình thường sẽ có mùi hơi hăng. Trường hợp dịch vị tiết ra có mùi hôi và chua thì có khả năng do hẹp môn vị, nếu mùi nồng nặc như phân có thể do tắc ruột non hay dò dạ dày, nếu có mùi amoniac có khả năng do tăng ure máu; nếu không mùi là do vô toan dạ dày.
- Thể tích: Khi nhịn đói cơ thể sẽ bài tiết dịch vị khoảng 50ml/giờ, nếu thể tích dịch tiết ra nhiều hơn khoảng 250l/giờ thì rất có thể bị hẹp môn vị, chứng tăng tiết dịch dạ dày
- Độ nhầy: Đồ nhớt ở đây có một mức nhất định, hơi sánh. Có thể gia tăng khi bạn nuốt nhiều nước bọt hay do đờm từ hầu họng xuống, ứ động dịch vị.
Các loại dịch vị
Dịch vị sẽ nằm ở vùng thân và đáy dạ dày do chủ yếu được các tuyến nằm ở niêm mạc tại đây bài tiết. Các tuyến này được phân chia thành 2 nhóm:
Tuyến vùng tâm vị và môn vị: Có vai trò tiết chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tuyến vùng thận: Đây là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày và gồm 4 loại tế bào chính:
+ Tế bào chính: Tiết ra pepsinogen, một dạng tiền enzym và lipase dạ dày.
+ Tế bào viền: Bài tiết ra Acid clohydic, tác động lên pepsinogen đồng thời chuyển hóa chúng thành enzym Pepsin
+ Tế bào cổ tuyến: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động ăn mòn của Acid
+ Tế bào nội tiết: Kích thích các hoạt động của tuyến vị
Bên cạnh đó, niêm mạc dạ dày còn tiết ra chất HCO3 và một ít chất nhầy, Như vậy, trong dịch vị bản chất có đến 99,5% là nước, còn lại là những vật chất khô gồm các chất hữu cơ, enzym và các chất vô cơ.
Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?
Chất nhầy có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của dạ dày. Bản chất cửa nó là một glycoprotein và mucopolysaccarid.
Tiêu hóa của con người được thực hiện trong dạ dày một cách dễ dàng nhờ sự tiết ra các men tiêu hóa acid tại đây. Thực ra thì sự tiết acid này bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra và được hoàn thiện như một người trưởng thành khi được 2 tuổi. Tác dụng chính của acid chính là phân hủy và tiêu tủy thức ăn. Tuy nhiên, nó có tác dụng không mông muốn đó là có thể gây ra hiện tượng bào mòn và làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nếu có sự tiếp xúc trực tiếp
Do đó, để bảo vệ niêm mạc dạ dày được an toàn, thì các tế bào ở tuyến vùng tâm vị và môn vị tiết ra chất nhầy trong dịch vị. Chất nhầy này sẽ tạo nên màng bảo vệ có tính kiềm và phủ lên toàn bộ niêm mạc dạ dày.
Ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc, chất nhầy còn bao bọc thức ăn, giúp chúng vận chuyển trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Hy vọng rằng, qua những thông tin mà Đại Tràng HG cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề nà cần giải đáp, hãy bình luận phía dưới nhé.