Cây huyết dụ còn có tên gọi khác là cây phật dụ, thiết thụ, … có vị nhạt, tính mát, hơi đắng có tác dụng bổ huyết, cầm máu. Do đó, dược liệu này được sử dụng cho rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc về cây huyết dụ.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Phát dụ, huyết dụ đỏ, long huyết, thiết thụ, cây phật dụ,…
Tên khoa học: Cordyline fruticosa
Họ: Thuộc họ măng tây
Phân loại: Huyết dị lá đỏ cả 2 mặt, huyết dụ lá đỏ 1 mặt
2. Đặc điểm cây
Cây huyết dụ có các đặc điểm như sau:
+ Thân cây nhỏ, mảnh với chiều cao chừng 2m, thân mang nhiều đốt sẹo và ít phân nhanh
+ Lá cây hình lưỡi liềm, mọc tập trung ở ngọn và xếp thành 2 dãy. Lá có chiều dài khoảng 20-50cm, rộng 5-10cm. Gốc lá thắt lại, đầu lá thuôn nhọn và có hình lượn sóng. Cuống lá dài và có bẹ, rãnh ở mặt trên. Lá có thể có màu đỏ tía ở cả 2 mặt hoặc 1 màu đỏ.
+ Quả cây mọng có hình cầu, mùa cây ra hoa và quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1.
3. Tác dụng của cây huyết dụ
Từ thuở xưa, cây huyết dụ đã được mệnh danh là thảo dược quý trong việc điều trị các bệnh về đường huyết, kháng khuẩn, cầm máu, …. Chúng ta xem tìm hiểu tác dụng của cây huyết dụ ngay sau đây:
3.1 Theo y học cổ truyền
Trong tài liệu ghi chép có ghi, cây huyết dụ là dược liệu có vị hơi ngọt, tính bình và quy vào 2 kinh gồm Can, Thận với nhiều công năng như thanh huyết, cầm máu, bổ huyết, … Với nhiều đặc tính dược học quý hiếm như vậy, cây huyết dụ có các tác dụng:
Trị lao phổi đi kèm với thổ huyết, ho gà ở trẻ em
Chữa rong kinh, băng huyết, kinh nguyệt bất thường.
Chữa đi ngoài ra máu, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa
Trị phong thấp, đau nhức toàn thân và sưng do chấn thương.
3.2 Theo y học hiện đại
Kết quả của nhiều thực nghiệm cho thấy, cây huyết dụ chưa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Phenol, Acid amin, đường, Anthocyanin, chất chống oxy hóa, …
Với những hoạt chất này có được những tác dụng sau:
+ Kháng viêm, ức chế sự hoạt động của một số vi khuẩn và chống oxy hóa
+ Trị ho ra máu, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, kiết lỵ.
+ Hỗ trợ điều trị nhức mỏi xương khớp, phong thấp
+ Chữa rong kinh, kinh nguyệt mất nhiều máu ở phụ nữ
+ Điều trị sốt xuất huyết, ho gà
4. Các bài thuốc từ cây huyết dụ hiệu quả
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ được mọi người đánh giá là hiệu quả.
4.1 Bài thuốc điều trị viêm đại tràng
Bài thuốc đại tràng HG bao gồm các vị thuốc: cây cán cân, cây huyết dụ, cây cỏ liền an, cây quýt bông, cây đậu rừng, cây râu hùm.
Một hộp gồm có 5 thang thuốc (sắc uống). Mỗi 1 thang thuốc sẽ được dùng trong 3 ngày. 1 thang sắc với 700-1000ml nước lọc. Sau khi sắc xong, lấy nước, phần bã còn lại bao quản trong tủ lạnh để dùng tiếp cho 02 ngày còn lại..
4.2 Bài thuốc chữa chảy máu cam
Chuẩn bị 30g dược liệu huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao khô, 20g cọ nhọ nồi.
Sau đó, đem hỗ hợp các dược liệu trên sắc với 700-1000ml nước lọc và dùng uống thay nước 2-3 lần/ngày.
4.3 Bài thuốc chữa sốt xuất huyết
Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá sao đen. Đem hỗn hợp các dược liệu trên đi sắc lấy nước uống, uống ngày 2-3 lần.
4.4 Bài thuốc chữa kiết lỵ
Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má tươi. Đem các dược liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước, giã nát và thêm 1 lượng nước vừa đủ vào. Lọc bỏ cặn, và dùng nước thu được uống 2 lần/ngày.
Như vậy, cây huyết dụ mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đọc hiểu hơn về cây huyết dụ cũng như các bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tại nhà. Chúc bạn nhiều sức khỏe!